HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

TRONG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
 
I. GIỚI THIỆU NHỮNG NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VỀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ (Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non)

Chương trình GDMN 2009 Chương trình GDMN 2016
Phần Một.  NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
III. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
Đánh giá sự phát triển của trẻ (bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương. Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hằng ngày.
Phần Hai. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRẺ
G. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ.
 
Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non, nhận định về sự phát triển của trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp.
I. ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Mục đích đánh giá
Đánh giá những diễn biến tâm – sinh lí của trẻ hằng ngày trong các hoạt động, nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Nội dung đánh giá

  • Tình trạng sức khoẻ của trẻ.
  • Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ.
  • Kiến thức và kỹ năng của trẻ.

3. Phương pháp đánh giá
Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:

  • Quan sát.
  • Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.
  • Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
  • Trao đổi với phụ huynh.

Hằng ngày, giáo viên theo dõi trẻ trong các hoạt động, ghi lại những tiến bộ rõ rệt và những điều cần lưu ý vào sổ kế hoạch giáo dục hoặc nhật ký của lớp để điều chỉnh kế hoạch và biện pháp giáo dục.

I . ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Mục đích đánh giá:
Đánh giá nhằm kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hằng ngày.
 
 
 
2. Nội dung đánh giá:
– Tình trạng sức khoẻ của trẻ.
– Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ.
– Kiến thức, kĩ năng của trẻ.
3. Phương pháp đánh giá
Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:
– Quan sát.
– Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.
– Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
– Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ. 
Hằng ngày, giáo viên theo dõi và ghi chép lại những thay đổi rõ rệt của trẻ và những điều cần lưu ý để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục.
II. ĐÁNH GIÁ TRẺ THEO GIAI ĐOẠN
1. Mục đích đánh giá
Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo từng giai đoạn, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo.
2. Nội dung đánh giá
Đánh giá mức độ phát triển của trẻ theo giai đoạn về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ.
3. Phương pháp đánh giá
           Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:

  • Quan sát.
  • Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.
  • Đánh giá qua bài tập.
  • Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
  • Trao đổi với phụ huynh.

Kết quả đánh giá được giáo viên ghi lại trong hồ sơ cá nhân trẻ.
4. Thời điểm và căn cứ đánh giá

  • Đánh giá cuối độ tuổi (6, 12, 18, 24 và 36 tháng tuổi) dựa vào các chỉ số phát triển của trẻ.
II – ĐÁNH GIÁ TRẺ THEO GIAI ĐOẠN
1. Mục đích đánh giá:
Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo từng giai đoạn, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo.
2. Nội dung đánh giá:
Đánh giá mức độ phát triển của trẻ theo giai đoạn về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ.
3. Phương pháp đánh giá
Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:
– Quan sát.
– Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.
– Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
– Sử dụng bài tập tình huống.
– Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ
Kết quả đánh giá được giáo viên lưu giữ trong hồ sơ cá nhân trẻ.
4. Thời điểm và căn cứ đánh giá
– Đánh giá cuối độ tuổi (6, 12, 18, 24, 36 tháng) dựa vào kết quả mong đợi.
– Đánh giá mức độ phát triển thể chất của trẻ cần sử dụng thêm chỉ số về cân nặng, chiều cao cuối độ tuổi.
PHẦN BA. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẪU GIÁO
G. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ. Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non, nhận định mức độ phát triển của trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp.
I. ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Mục đích đánh giá
   Đánh giá những diễn biến tâm – sinh lí của trẻ hằng ngày trong các hoạt động, nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
 2. Nội dung đánh giá

  • Tình trạng sức khoẻ của trẻ.
  • Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ.
  • Kiến thức và kỹ năng của trẻ.

3. Phương pháp đánh giá
      Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:

  • Quan sát.
  • Trò chuyện với trẻ.
  • Sử dụng tình huống.
  • Đánh giá qua bài tập.
  • Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
  • Trao đổi với phụ huynh.

Hằng ngày, giáo viên theo dõi trẻ trong các hoạt động, ghi lại những tiến bộ rõ rệt và những điều cần lưu ý vào sổ kế hoạch giáo dục hoặc nhật ký của lớp để điều chỉnh kế hoạch và biện pháp giáo dục.

I.  ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Mục đích đánh giá:
Đánh giá nhằm kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hằng ngày.
 
 
 
2. Nội dung đánh giá:
– Tình trạng sức khoẻ của trẻ.
– Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ.
– Kiến thức, kỹ năng của trẻ.
3. Phương pháp đánh giá
Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:
– Quan sát.
– Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.
– Sử dụng tình huống.
 
– Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
 
– Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ.
Hằng ngày, giáo viên theo dõi và ghi chép lại những thay đổi rõ rệt của trẻ và những điều cần lưu ý để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, GD cho phù hợp.
II. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI CHỦ ĐỀ VÀ THEO GIAI ĐOẠN
1. Mục đích đánh giá
Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển cuối chủ đề và theo giai đoạn, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho chủ đề và giai đoạn tiếp theo.
 
2. Nội dung đánh giá
      Đánh giá mức độ phát triển của trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội và thẩm mĩ cuối chủ đề và giai đoạn.
3. Phương pháp đánh giá
           Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:

  • Quan sát.
  • Trò chuyện với trẻ.
  • Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
  • Sử dụng tình huống.
  • Đánh giá qua bài tập.
  • Trao đổi với phụ huynh.

 
Kết quả đánh giá được giáo viên ghi lại trong hồ sơ cá nhân trẻ.
4. Thời điểm và căn cứ đánh giá

  • Đánh giá cuối chủ đề dựa vào mục tiêu của chủ đề. 
  • Đánh giá cuối độ tuổi (cuối 3, 4, 5 tuổi) dựa vào các chỉ số phát triển của trẻ.
II. ĐÁNH GIÁ TRẺ THEO GIAI ĐOẠN
1. Mục đích đánh giá:
Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo giai đoạn (cuối chủ đề/tháng, cuối mỗi độ tuổi) trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo.
2. Nội dung đánh giá:
       Đánh giá mức độ phát triển của trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kĩ năng xã hội, thẩm mĩ.
 
3. Phương pháp đánh giá
Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:
– Quan sát.
– Trò chuyện với trẻ.
– Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
 
– Sử dụng tình huống hoặc bài tập/trắc nghiệm.
– Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ.
      Kết quả đánh giá được giáo viên lưu giữ trong hồ sơ cá nhân của trẻ.
4. Thời điểm và căn cứ đánh giá
– Đánh giá cuối giai đoạn dựa vào mục tiêu giáo dục chủ đề/tháng, kết quả mong đợi cuối độ tuổi.
– Đánh giá mức độ phát triển thể chất cần sử dụng thêm chỉ số về cân nặng, chiều cao cuối độ tuổi.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
1. Mục đích, ý nghĩa, nội dung đánh giá trẻ
1.1. Ðánh giá sự PT của trẻ là gì?
Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non, nhận định về sự phát triển của trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp.
1.2. Mục đích đánh giá
Đánh giá là một phần không thể thiếu trong quá trình GD. Đánh giá sự phát triển của trẻ trong giáo dục mầm non nhằm xác định mức độ phát triển của trẻ so với mục tiêu của từng độ tuổi để có biện pháp thích hợp giúp trẻ tiến bộ.
1.3. Ý nghĩa của việc đánh giá sự PT của trẻ
Ðánh giá sự phát triển của trẻ qua các HÐ, qua các giai đoạn cho ta biết được những biểu hiện về tâm sinh lý của trẻ hàng ngày, sự phát triển toàn diện của trẻ qua từng giai đoạn, khả nãng sẵn sàng, chiều hướng PT của trẻ ở những giai đoạn tiếp theo từ đó có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau:

  • Ðánh giá trẻ thường xuyên giúp giáo viên có được các thông tin về sự tiến bộ của trẻ trong một thời gian dài;
  • Xác định được những khó khăn, những nguyên nhân cụ thể trong sự PT của trẻ làm cơ sở để giáo viên đưa ra các quyết định giáo dục tác động phù hợp đối với trẻ;
  • Giúp giáo viên biết được hiệu quả của các hoạt động, mức độ kết quả đạt được theo dự kiến, làm sáng tỏ những vấn đề nhất định đòi hỏi phải có kế hoạch bổ sung;
  • Ðánh giá là cơ sở để xác định những nhu cầu giáo dục cá nhân đứa trẻ, căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch tiếp theo;
  • Làm cơ sở để trao đổi, đưa ra những quyết định phối hợp trong giáo dục trẻ với cha mẹ trẻ, với giáo viên nhóm/lớp hoặc cơ sở giáo dục khác nơi sẽ tiếp nhận trẻ tiếp theo;
  • Làm cơ sở đề xuất đối với các cấp quản lý giáo dục trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhóm/ lớp/ trường/ địa phương.

1.4. Nội dung đánh giá
Đánh giá sự phát triển của trẻ gồm các nội dung:
            – Đánh giá sự phát triển thể chất
            – Đánh giá sự phát triển nhận thức
            – Đánh giá sự phát triển ngôn ngữ
            – Đánh giá sự phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội
            – Đánh giá sự phát triển thẩm mĩ
2.  Các phương pháp đánh giá sự phát triển của trẻ
2.1. Quan sát tự nhiên
Là sự tri giác trực tiếp, không tác động hay can thiệp vào các hoạt động tự nhiên của trẻ. Các thông tin quan sát về biểu hiện tâm lí, các hành vi của trẻ được ghi lại một cách có hệ thống, có kế hoạch. Cụ thể:
Quan sát và lắng nghe cá nhân trẻ nói và làm (quá trình hoạt động): ý tưởng và cách diễn đạt ý tưởng, cách trẻ khám phá, cách trẻ làm và sử dụng những gì trẻ đã biết.
Quan sát và lắng nghe cách giao tiếp, cách ứng xử, thái độ, tình cảm của trẻ với các bạn trong nhóm bạn, nhóm chơi, trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày: có hợp tác và làm việc theo nhóm không, có lắng nghe người khác không, tham gia hay thụ động trong hoạt động nhóm, khi chơi trong nhóm bạn thường đặt mình ở vị trí nào: là trưởng nhóm, thành viên tích cực hay phục tùng, phụ thuộc; trẻ biểu đạt sự thỉnh cầu hay nguyện vọng của mình như thế nào; trẻ có biết chia sẻ cùng bạn trong khi chơi không, có thường gây ra hay biết cách giải quyết những xung đột không; trẻ có biết giải quyết các những tình huống khác xảy ra trong quá trình chơi hay không….
2.2. Trò chuyện với trẻ
Trò chuyện là cách tiếp cận trực tiếp với trẻ thông qua sự giao tiếp bằng lời nói. Trong trò chuyện, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi, gợi mở kéo dài cuộc trò chuyện để có thể thu thập các thông tin theo mục đích đã định.
– Khi trò chuyện với trẻ GV cần xác định mục đích, nội dung phù hợp;
– Chuẩn bị phương tiện đồ dùng, đồ chơi… cần thiết để tạo ra sự gần gũi, quen thuộc;
– Gợi ý để trẻ dùng động tác, cử chỉ biểu đạt, nếu trẻ chưa nói được bằng lời;
– Dùng lời nói ngắn ngọn, đơn giản; ân cần khi trò chuyện với trẻ; động viên, khuyến khích hướng trẻ vào cuộc trò chuyện.
–  Khi đưa ra câu hỏi, cần cho trẻ thời gian suy nghĩ để trả lời, có thể gợi ý;
– Trò chuyện khi trẻ thoải mái, vui vẻ, tự nguyện….
2.3. Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ
–  Dựa trên các sản phẩm hoạt động của trẻ (các sản phẩm vẽ, nặn, cắt, dán, xếp hình…), để xem xét, phân tích, đánh giá ý tưởng, mức độ khéo léo, sự sáng tạo, khả năng thẩm mỹ của trẻ; sự tiến bộ của trẻ. Thông qua sản phẩm của trẻ có thể đánh giá được mức độ kiến thức, kĩ năng, trạng thái xúc cảm, thái độ của trẻ.
Việc đánh giá sự phát triển của trẻ thông qua sản phẩm mà trẻ tạo ra cần lưu ý: không chỉ căn cứ vào kết quả của sản phẩm đó mà còn căn cứ vào quá trình trẻ thực hiện để tạo ra sản phẩm (sự tập trung chú ý, ý thức thực hiện sản phẩm đến cùng, thời gian thực hiện, cách thức sử dụng dụng cụ, vật liệu để tạo nên sản phẩm, mức độ thể hiện sự khéo léo…).
Giáo viên cần ghi lại những nhận xét của mình vào từng sản phẩm của trẻ và lưu lại thành hồ sơ riêng của từng trẻ. Do các sản phẩm của trẻ được thu thập theo thời gian nên giáo viên có thể dựa vào các sản phẩm đó để đánh giá sự tiến bộ của trẻ.
2.4. Sử dụng tình huống
–  Là cách thức thông qua các tình huống thực tế hoặc tình huống giả định để đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi xã hội, kĩ năng giải quyết vấn đề … của trẻ (Ví dụ: thái độ đồng tình/không đồng tình của trẻ đối với những hành vi tốt/ không tốt: đỡ bạn khi thấy bạn bị ngã; xả rác bừa bãi. Kĩ năng giải quyết vần đề: có gọi người lớn khi gặp bất trắc không? biết chạy ra khỏi đám cháy? biết nối gậy để khều quả bóng dưới gầm giường? có biết từ chối khi người lạ rủ đi không?…).
Khi sử dụng các tình huống giả định để thu thập thông tin cần thiết về trẻ, giáo viên cần chú ý:
+ Tình huống phải phù hợp với mục đích đánh giá.
+ Tổ chức tình huống khéo léo để trẻ tích cực tham gia và bộc lộ một cách tự nhiên.
+ Những kết quả theo dõi được về trẻ trong quá trình chơi cần được ghi chép lại.
2.5. Trao đổi với phụ huynh
Nhằm mục đích khẳng định thêm những nhận định, đánh giá của giáo viên về trẻ, đồng thời có biện pháp tăng cường sự phối hợp với gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
Giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh hằng ngày, trao đổi trong các cuộc họp phụ huynh, qua những buổi thăm gia đình trẻ để thu thập thêm thông tin về trẻ (Ví dụ: Trẻ ít nói, thiếu hoà đồng có phải do chậm phát triển ngôn ngữ hay chưa thích ứng với môi trường lớp học, do mắc bệnh tự kỉ hoặc do sự bất hòa trầm trọng trong gia đình…).
Giáo viên sẽ phân tích thông tin, xác định nguyên nhân để phối hợp với gia đình tìm biện pháp tác động giúp trẻ tiến bộ.
Lưu ý:

  • Khi thực hiện theo dõi, đánh giá trẻ, giáo viên cần thực hiện phối hợp các phương pháp khác nhau một cách  linh hoạt để có kết quả đáng tin cậy.
  • Việc lựa chọn các phương pháp đánh giá là tùy thuộc vào sự quyết định của giáo viên sao cho thích hợp nhất với hoàn cảnh, điều kiện thực tiễn. Tuy nhiên, quan sát tự nhiên là phương pháp được sử dụng chủ yếu nhất trong trường mầm non.

Hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ trong nhà trường:

  • Chủ yếu do giáo viên tiến hành trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
  • Cha mẹ trẻ cùng phối hợp tham gia.
  • Do các cán bộ quản lí giáo dục (Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Ðào tạo và Ban giám hiệu nhà trường) tiến hành với các mục đích khác nhau nhưng cùng hướng đến mục đích chung là làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

III. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
1. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ NHÀ TRẺ
1.1.  Đánh giá sự phát triển của trẻ hàng ngày
1.1.1. Mục đích đánh giá
Đánh giá nhằm kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hằng ngày.
1.1 2. Nội dung đánh giá
– Tình trạng sức khoẻ của trẻ.
– Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ.
– Kiến thức, kĩ năng của trẻ.
1.1 3. Phương pháp đánh giá
Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:
– Quan sát.
– Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.
– Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
– Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ. 
Hằng ngày, giáo viên theo dõi và ghi chép lại những thay đổi rõ rệt của trẻ và những điều cần lưu ý để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục.
1.1.4. Cách ghi chép:
– Ghi chép lại những thay đổi rõ rệt và những điều cần lưu ý…: ghi ngắn gọn bằng những nhận định chung, những vấn đề nổi bật (có thể là ưu điểm hoặc hạn chế) thu thập được qua quan sát đối với cá nhân hoặc một nhóm trẻ.
– Kết quả đánh giá hằng ngày được giáo viên quan sát, theo dõi trong quá trình tổ chức hoạt động, sau khi tổ chức hoạt động (ghi chép vào sổ nhỏ, giấy nhớ….), cuối ngày tổng hợp, ghi chép vào kế hoạch giáo dục.
Căn cứ vào những gì quan sát và ghi chép được, giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh để cùng xem xét, xác định nguyên nhân để điều chỉnh kế hoạch và có những biện pháp giáo dục tác động kịp thời khắc phục những tồn tại, phát huy những biểu hiện tích cực của trẻ trong những ngày tiếp theo hoặc lưu ý để tiếp tục theo dõi.
1.2. Đánh giá sự phát triển của trẻ theo giai đoạn
1.2. 1. Mục đích đánh giá
Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo từng giai đoạn, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, GD cho giai đoạn tiếp theo.
1.2. 2. Nội dung đánh giá
Đánh giá mức độ phát triển của trẻ theo giai đoạn về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ.
1.2. 3. Phương pháp đánh giá
Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:
– Quan sát.
– Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.
– Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
– Sử dụng bài tập tình huống.
– Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ
Kết quả đánh giá được giáo viên lưu giữ trong hồ sơ cá nhân trẻ.
1.2.4. Thời điểm và căn cứ đánh giá
– Đánh giá cuối độ tuổi (6, 12, 18, 24, 36 tháng) dựa vào kết quả mong đợi.
– Đánh giá mức độ phát triển thể chất của trẻ cần sử dụng thêm chỉ số về cân nặng, chiều cao cuối độ tuổi.
1.2.5. Cách ghi chép:
– Đánh giá trẻ nhà trẻ không diễn ra cùng một lúc, mỗi tháng, giáo viên lập danh sách các trẻ tròn 6, 12, 18, 24, 36 tháng tuổi nhận xét, đánh giá trẻ đã đạt hay chưa đạt các chỉ số tương ứng với tháng tuổi và ghi vào ”Bảng kết quả đánh giá trẻ theo giai đoạn” để theo dõi cũng như trao đổi với cha mẹ trẻ. Có thể sử dụng kết quả đánh giá hàng ngày, không nhất thiết phải tổ chức buổi đánh giá riêng.
Ví dụ: Bảng đánh giá nhóm trẻ (lưu trong Hồ sơ theo dõi chất lượng nhóm trẻ)
BẢNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TRẺ THEO GIAI ĐOẠN
NHÓM TRẺ: …………………..
Tháng ……/……

TT Họ và tên trẻ Độ tuổi Những chỉ số đạt được
[Đạt (+); chưa đạt (-)]
Tổng số
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đạt Chưa đạt
                                     
                                     
                                     
                                     
                                     
                                     
Tổng số                                  
Tỷ lệ                                  

            – Danh sách trẻ nên ghi theo từng nhóm tháng tuổi để dễ theo dõi trẻ.
            – Đối với những trẻ mà thời điểm đánh giá rơi vào những tháng đầu mới đi nhà trẻ (VD tròn 6, 12, 18 tháng …), nếu giáo viên không đánh giá được sự phát triển của trẻ, thì có thể hỏi cha mẹ trẻ và ghi lại, cũng như đề ra các biện pháp kích thích sự phát triển của trẻ.
            – Đối với những trẻ chưa được đánh giá lần nào vào cuối năm học, trẻ sinh tháng 6, 7, 8 (thiếu 1-3 tháng), giáo viên sử dụng các chỉ số phát triển của trẻ 36 tháng tuổi và coi đó là sự đánh giá cuối độ tuổi nhà trẻ trước khi lên mẫu giáo, cần chú thích về tháng tuổi của trẻ tại thời điểm thực hiện đánh giá.
Tham khảo một số chỉ số đánh giá sự phát triển của trẻ:
– Trẻ 24 tháng tuổi:

STT                                           Nội dung chỉ số                                         
1 – Cân nặng theo tuổi Tùy thuộc vào thời điểm đánh giá, căn cứ vào kết quả cân đo để đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng (lấy kết quả ở thời điểm đánh giá tình trạng dinh dưỡng gần nhất)
2 – Chiều cao theo tuổi
3 – Biết lăn/bắt bóng với người khác.
4 – Xếp tháp, lồng hộp ; xếp chồng 3 – 4 hình khối.
5 – Biết thể hiện một số nhu cầu ăn uống, vệ sinh bằng cử chỉ/ lời nói.
6 – Chỉ/ gọi tên được một số đồ dùng, đồ chơi, con vật, quả quen thuộc.
7 – Chỉ/ lấy được đồ vật có màu đỏ hoặc xanh.
8 – Làm được theo chỉ dẫn một số yêu cầu đơn giản (lấy cốc uống nước, lau miệng, đi đến đây)
9 – Trả lời các câu hỏi : “Ai đây?”,”Cái gì đây?”,…”Ở đâu ? Thế nào ?”
10 – Nói được câu đơn 2 – 3 tiếng : đi chơi ; mẹ bế ; mẹ bế bé ;…
11 – Nhận ra bản thân trong gương ảnh.
12 – Thích nghe hát, vận động theo nhạc (giậm chân, lắc lư…)
  • Trẻ 36 tháng tuổi:
STT                                           Nội dung chỉ số                                         
1 – Cân nặng bình thường của trẻ trai : 11,2 – 18,3 kg ; trẻ gái : 10,8 – 18,1 kg
2 – Chiều cao bình thường của trẻ trai: 88,7 – 103,5 cm ; trẻ gái : 87,4 – 102,7cm.
3 – Tung – bắt được bóng với người khác ở khoảng cách 1m.
4 – Ném được vào đích ngang (xa 1 – 1,2m).
5 – Làm được một số việc tự phục vụ đơn giản (tự xúc ăn, uống nước, cài cúc áo)
6 – Nói được tên một số bộ phận cơ thể, đồ vật, hoa quả, con vật quen thuộc.
7 – Chỉ/lấy/gọi tên đồ vật có màu đỏ, vàng, xanh khi yêu cầu.
8 – Chỉ/lấy/cất đồ vật có kích thước to/ nhỏ theo yêu cầu.
9 – Diễn đạt được bằng lời nói các yêu cầu đơn giản.
10 – Trả lời các câu hỏi:”Ai đây?”,”Cái gì đây?”,”Làm gì?”.
11 – Đọc được bài thơ ngắn. Hát được bài hát ngắn đơn giản.
12 – Chào, tạm biệt, cảm ơn, ạ, vâng ạ khi được nhắc nhở.
13 – Bắt chước một số hành vi xã hội đơn giản (bế búp bê, cho búp bê ăn, nghe điện thoại).
14 – Thích tô màu, vẽ, năn, xé dán, xếp hình, xem tranh, nghe hát, hát, vận động theo nhạc.

Ví dụ: Phiếu đánh giá sự phát triển của cá nhân trẻ (lưu trong Hồ sơ cá nhân trẻ).
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 18 THÁNG TUỔI
—————–o0o——————–

  • Họ và tên trẻ : …………………………………………………………………………………………………
  • Ngày, tháng, năm sinh : …………………………………………………………………………………..
  • Nhóm trẻ : ………………………………………………………………………………………………………
  • Giáo viên : ………………………………………………………………………………………………………
TT                                           Nội dung chỉ số                                          Đạt Chưa đạt
1 Cân nặng bình thư­ờng của trẻ trai : 8,8 – 13,7 kg ; trẻ gái : 8,1 – 13,2 kg.    
2 Chiều dài bình th­ường của trẻ trai : 76,9 – 87,7 cm ; trẻ gái : 74,9 – 86,5 cm.    
3 Đi vững.    
4 Thực hiện các cử động bàn tay : cầm, gõ, bóp, đập… đồ vật.    
5 Lồng được 2 – 3 hộp, xếp chồng được 2 – 3 khối vuông.    
6 Chỉ vào hoặc nói đ­ược tên một vài bộ phận của cơ thể, đồ dùng, đồ chơi, quả và con vật quen thuộc khi được hỏi.    
7 Nói câu một tiếng thể hiện ý muốn (ví dụ : “bế” − khi muốn bế, “uống” − khi muốn uống nước, “măm” − khi muốn ăn).    
8 Nhận ra hình ảnh bản thân trong gương khi được hỏi.    
9 Làm theo một số yêu cầu đơn giản của người lớn (vẫy tay chào…).    
10 Thích nghe hát và vận động theo nhạc.    
  …………………………………………………………………………………………………….    
  …………………………………………………………………………………………………….    
 

2. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ MẪU GIÁO
2.1. Đánh giá sự phát triển của trẻ hàng ngày
2.1.1. Mục đích đánh giá
Đánh giá nhằm kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hằng ngày.
2.1.2. Nội dung đánh giá
– Tình trạng sức khoẻ của trẻ.
– Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ.
– Kiến thức, kỹ năng của trẻ.
2.1.3. Phương pháp đánh giá
Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:
– Quan sát.
– Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.
– Sử dụng tình huống.
– Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
– Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ.
Hằng ngày, giáo viên theo dõi và ghi chép lại những thay đổi rõ rệt của trẻ và những điều cần lưu ý để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, GD cho phù hợp.
Phương pháp sử dụng có hiệu quả, dễ thực hiện là phương pháp quan sát và trao đổi với phụ huynh.
Ví dụ: trẻ ăn có ngon không, ngủ có yên giấc không; trẻ thoải mái, hứng thú, tích cực trong các hoạt động vui chơi, học tập không; những sự kiện đặc biệt nào xảy ra trong ngày đối với trẻ (trẻ bị ngã, trẻ đánh nhau; trẻ không nhìn thấy rõ vật nào đó khi ngồi xa; trẻ nói thêm được những câu, từ ngữ mới; trẻ không phát âm được những từ nào đó; trẻ vẽ được bức tranh khá đặc biệt; trẻ biểu hiện những cảm xúc thái quá…).
2.1.4. Cách ghi chép: Quy định giống như độ tuổi nhà trẻ
2.2. Đánh giá sự phát triển của trẻ theo giai đoạn      
2.2.1. Mục đích
Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo giai đoạn (cuối chủ đề/tháng, cuối mỗi độ tuổi) trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo.
2.2.2. Nội dung đánh giá
Đánh giá mức độ phát triển của trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kĩ năng xã hội, thẩm mĩ.
2.2.3. Phương pháp đánh giá
Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:
– Quan sát.
– Trò chuyện với trẻ.
– Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
– Sử dụng tình huống hoặc bài tập/trắc nghiệm.
– Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ.
Kết quả đánh giá được giáo viên lưu giữ trong hồ sơ cá nhân của trẻ.
Đối với hình thức đánh giá sự phát triển của trẻ sau khi thực hiện một chủ đề giáo dục/tháng có thể sử dụng phương pháp phù hợp với thông tin cần thu thập để phân tích đánh giá.
Ví dụ: – Đánh giá sự phát triển về vận động thô của trẻ như leo, trèo, chạy, nhảy, bắt bóng… có thể đưa ra các bài tập để trẻ thực hiện.
Đánh giá khả năng phối hợp nhóm, thái độ ứng xử với bạn bè, tính tự tin, tự lực… có thể sử dụng phương pháp quan sát trẻ thông qua các hoạt động chơi, học tập… hoặc sử dụng các tình huống giả định.
Đánh giá khả năng giao tiếp, sử dụng câu, vốn từ… của trẻ có thể sử dụng phương pháp trò chuyện trực tiếp với trẻ hoặc quan sát trẻ trong quá trình giao tiếp với bạn bè.
2.2.4. Thời điểm và căn cứ đánh giá
– Đánh giá cuối giai đoạn dựa vào mục tiêu giáo dục chủ đề/tháng, kết quả mong đợi cuối độ tuổi.
– Đánh giá mức độ phát triển thể chất cần sử dụng thêm chỉ số về cân nặng, chiều cao cuối độ tuổi.
2.2.5. Cách ghi chép
a. Đánh giá theo chủ đề/tháng
Mỗi lớp sử dụng 1 Bảng cho 1 chủ đề/tháng được tổng hợp như sau:
BẢNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
Chủ để/Tháng: …………………………………………………………………….
Từ ngày …. tháng…… đến hết ngày ……..tháng …………

STT Họ và tên trẻ Các mục tiêu giáo dục [Đạt +; chưa đạt -] Tổng số
MT ….
 
MT …. MT … MT … MT … MT …
 
Đạt Chưa đạt
1 Bùi Văn An +       +    
2 Nguyễn Thị Hoa +       +    
                   
                   
                 
35 Hồ Thị Lan + +       +    
Tổng số trẻ đạt: 20 30       35    
Tỷ lệ 57,1 85,7       100%    

– Cuối bảng: Một số vấn đề cần lưu ý (ghi những vấn đề cần quan tâm hoặc chuẩn bị cho chủ đề/tháng tiếp theo).
– Giáo viên có thể sử dụng kết quả đánh giá trẻ hằng ngày làm cơ sở đánh giá theo chủ đề/tháng. Trên cơ sở kết quả đạt được của trẻ, giáo viên điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo.
* Điều chỉnh kế hoạch chủ đề/ tháng/ tuần tiếp theo
–  Đối với những mục tiêu có tổng số trẻ đạt (+) dưới 70 % thì giáo viên tiếp tục đưa mục tiêu chưa đạt vào mục tiêu giáo dục của chủ đề/tháng tiếp theo.
–  Đối với mục tiêu có tổng số trẻ đạt (+) trên 70% thì giáo viên điểm ra số trẻ chưa đạt để giúp trẻ rèn luyện mọi lúc, mọi nơi trong quá trình giáo dục và phối hợp với phụ huynh để giúp trẻ đạt được.
Do đó mục tiêu giáo dục của chủ đề/tháng tiếp theo sẽ gồm các mục tiêu mới cộng thêm các mục tiêu được chuyển từ chủ đề trước sang (những mục tiêu có số trẻ đạt dưới 70%)
* Điều chỉnh kế hoạch ngày: Những mục tiêu trẻ chưa đạt (-) giáo viên điều chỉnh các hoạt động giáo dục cho phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ.
b. Đánh giá cuối độ tuổi
–  Đánh giá sự phát triển của trẻ cuối độ tuổi được tiến hành vào tháng cuối cùng của năm học.
– Căn cứ vào mục tiêu giáo dục trẻ theo kế hoạch năm học (mục tiêu GD đã được xây dựng dựa trên kết quả mong đợi), các giáo viên cùng cán bộ quản lí của nhà trường, cán bộ quản lí ngành học có liên quan lựa chọn từ 30 – 40 mục tiêu giáo dục xây dựng thành phiếu đánh giá sự phát triển của trẻ. Các mục tiêu được lựa chọn phải đảm bảo đầy đủ các lĩnh vực phát triển, đáp ứng những định hướng phát triển trẻ của từng địa phương.          
Các phương pháp đánh giá sự phát triển của trẻ cuối năm tuỳ thuộc vào sự lựa chọn và sử dụng của giáo viên sao cho phù hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh hiện tại. Giáo viên có thể sử dụng kết quả đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo chủ đề/tháng để làm cơ sở đánh giá sự phát triển của cá nhân trẻ cuối độ tuổi.
–  Kết quả đánh giá được ghi vào phiếu đánh giá sự phát triển của trẻ, được lưu vào hồ sơ cá nhân và thông báo với cha mẹ trẻ để phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường và ở gia đình. Đồng thời, giáo viên sử dụng kết quả này trao đổi với đồng nghiệp để điều chỉnh kế hoạch giáo dục, trao đổi với giáo viên khi trẻ chuyển lớp, chuyển trường và cùng phối hợp đề xuất các biện pháp giáo dục phù hợp.
– Kết quả này không dùng để xếp loại trẻ, không dùng để so sánh giữa các trẻ hoặc tuyển chọn trẻ vào lớp một.
Ví dụ tham khảo về Phiếu đánh giá cuối độ tuổi (dùng cho cá nhân 1 trẻ/phiếu)
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 3 – 4 TUỔI
Năm học ……………….
—————–o0o——————–
Họ và tên trẻ :……………………………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh :……………………………………Lớp : ………………………………..
Giáo viên :………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………

STT                                           Nội dung chỉ số                               Đạt Chưa đạt
 
1
2
 
3
4
5
6
 
 
7
 
 
8
9
Phát triển thể chất

  • Cân nặng theo tuổi
  • Chiều cao theo tuổi
  • Đi /chạy thay đổi tốc độ theo đúng hiệu lệnh.
  • Tung – bắt bóng với người đối diện (khoảng cách 2,5 m).
  • Chạy liên tục theo hướng thẳng 15 m.
  • Cắt thẳng được một đoạn 10 cm.
  • Xếp, chồng 8 – 10 khối.
  • Nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn thấy vật thật hoặc tranh ảnh (thịt, cá, trứng, sữa, rau…).
  • Thực hiện được một số việc đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn : rửa tay, lau mặt, súc miệng, tháo tất, cởi quần, áo…
  • Sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách.
  • Biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu…
  • ………
 
………..
………..
………..
………..
………..
………..
 
………..
 
………..
………..
 
………..
………..
………..
………..
………..
………..
 
………..
 
………..
………..
 
10
 
11
 
12
 
 
13
 
 
14
 
15
Phát triển nhận thức

  • Phân loại các đối tượng theo một dấu hiệu nổi bật.
  • Đếm trên các đối tượng giống nhau và đếm đến 5.
  • So sánh số lượng hai nhóm đối tượng trong phạm vi 5 ; nói được các từ : bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.
  • So sánh hai đối tượng về kích thước và nói được các từ : to hơn / nhỏ hơn ; dài hơn / ngắn hơn ; cao hơn / thấp hơn ; bằng nhau.
  • Nhận dạng và gọi tên các hình : tròn, vuông, tam giác, chữ nhật.
  • Mô tả những dấu hiệu nổi bật của đối tượng được quan sát với sự gợi mở của cô giáo.
  • …………
 
………..
………..
………..
 
………..
 
………..
………..
 
………..
………..
………..
 
………..
 
………..
………..
 
16
 
17
18
 
19
 
20
Phát triển ngôn ngữ

  • Biết lắng nghe và trả lời được câu hỏi của người đối thoại.
  • Nói rõ các tiếng.
  • Sử dụng được các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm…
  • Kể lại truyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn.
  • Nhìn vào tranh minh hoạ và gọi tên nhân vật trong tranh.
  • …………..
 
………..
………..
………..
………..
………..
 
………..
………..
………..
………..
………..
 
21
22
 
23
 
24
 
 
25
Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội

  • Nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân.
  • Biết chào hỏi và nói lời cảm ơn, xin lỗi khi được nhắc nhở.
  • Cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ.
  • Thực hiện được một số quy định : xếp, cất đồ chơi, không tranh giành đồ chơi, vâng lời bố mẹ.
  • Bỏ rác đúng nơi quy định.
  • ………………..
 
………..
………..
………..
………..
 
………..
 
………..
………..
………..
………..
 
………..
 
26
 
27
 
28
 
29
 
30
Phát triển thẩm mĩ

  • Hát theo giai điệu, lời ca của bài hát quen thuộc.
  • Vận động theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc (vỗ tay, vận động minh hoạ).
  • Vận động theo ý thích các bài hát, bản nhạc quen thuộc.
  • Vẽ các nét thẳng, xiên, ngang tạo thành bức tranh đơn giản.
  • Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm đơn giản theo sự gợi ý.
  • ……………….
 
………..
………..
………..
………..
 
………..
 
………..
………..
………..
………..
 
………..
 

Kết luận : …………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 4 – 5 TUỔI
Năm học ……………….
—————–o0o——————–
Họ và tên trẻ :……………………………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh :……………………………………Lớp : ………………………………..
Cân nặng :…………………………………………………….; Kết quả :……………………………
Chiều cao :……………………………………………………; Kết quả :……………………………
Giáo viên :………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………
 

STT Nội dung chỉ số Đạt Chưa đạt
 
1
 
2
 
3
4
 
5
6
 
7
 
8
9
 
 
10
 
Phát triển thể chất

  • Đi liên tục trên ghế thể dục hoặc trên vạch kẻ thẳng trên sàn.
  • Tung bắt bóng với người đối diện (khoảng cách 3 m).
  • Ném trúng đích ngang (xa 2 m).
  • Chạy liên tục theo hướng thẳng 15 m trong 10 giây.
  • Xây dựng, lắp ráp với 10 – 12 khối.
  • Nói được tên một số món ăn hằng ngày : rau luộc, thịt kho, cá rán, cơm, canh…
  • Tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn.
  • Tự rửa tay, lau mặt, đánh răng.
  • Biết gọi người giúp đỡ khi gặp một số trường hợp khẩn cấp : cháy, ngã chảy máu, có người rơi xuống nước…
  • Nhận ra bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng… là nguy hiểm không đến gần. Biết không nên nghịch các vật sắc nhọn.
  • …………….
 
………..
 
………..
 
………..
………..
 
………..
………..
 
………..
 
………..
………..
 
 
………..
 
 
………..
 
………..
 
………..
………..
 
………..
………..
 
………..
 
………..
………..
 
 
………..
 
 
11
 
 
12
 
13
14
 
15
 
 
16
Phát triển nhận thức

  • Quan tâm đến những thay đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh với sự gợi ý, hướng dẫn của cô giáo.
  • Phân loại các đối tượng theo một hoặc hai dấu hiệu.
  • Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10.
  • Sử dụng các số từ 1 – 5 để chỉ số lượng, số thứ tự.
  • Nhận xét, trò chuyện về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát.
  • Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với người khác.
  • …………..
 
………..
 
 
………..
 
………..
………..
 
………..
 
 
………..
 
 
………..
 
 
………..
 
………..
………..
 
………..
 
 
………..
 
17
18
19
 
20
21
 
 
22
 
Phát triển ngôn ngữ

  • Thực hiện được 2 – 3 yêu cầu liên tiếp.
  • Nói rõ để người nghe có thể hiểu được.
  • Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh khi được nhắc nhở.
  • Biết kể lại sự việc theo trình tự.
  • Biết cầm sách đúng chiều và giở từng trang để xem tranh ảnh. “Đọc” sách theo tranh minh họa (“đọc vẹt”).
  • Nhận ra kí hiệu thông thường : nhà vệ sinh, cấm lửa, nơi nguy hiểm…
  • ……………..
 
………..
………..
………..
 
………..
………..
 
 
………..
 
………..
………..
………..
 
………..
………..
 
 
………..
 
23
 
24
 
 
25
 
 
26
27
 
 
Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội

  • Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép.
  • Nhận biết cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, lời nói, cử chỉ, qua tranh, ảnh.
  • Biết trao đổi, thoả thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung (chơi, trực nhật…).
  • Chú ý nghe khi cô, bạn nói.
  • Thực hiện được một số quy định : cất đồ chơi, trực nhật, giờ ngủ không làm ồn, bỏ rác đúng nơi quy định, không để tràn nước khi rửa tay…
  • …………………..
 
………..
 
………..
 
 
………..
 
 
………..
………..
 
………..
 
………..
 
 
………..
 
 
………..
………..
 
28
 
29
 
 
30
 
 
 
31
 
32
Phát triển thẩm mĩ

  • Chú ý nghe, tỏ ra thích thú (hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư) theo bài hát, bản nhạc.
  • Hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ…
  • Có một số kĩ năng tạo hình đơn giản : vẽ các nét thẳng, xiên, ngang… ; tô màu ; xé, cắt theo đường thẳng, đường cong …  để tạo thành sản phẩm đơn giản.
  • Biết sử dụng các nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm (vẽ, nặn, xé, dán).
  • Nói được ý tưởng sản phẩm tạo hình của bản thân.
  • …………………..
 
………..
 
………..
 
 
………..
 
 
 
………..
 
………..
 
………..
 
………..
 
 
………..
 
 
 
………..
 
………..
 

Kết luận : …………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI
Năm học ……………….
—————–o0o——————–
Họ và tên trẻ :……………………………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh :……………………………………Lớp : ………………………………..
Cân nặng :…………………………………………………….; Kết quả :……………………………
Chiều cao :……………………………………………………; Kết quả :……………………………
Giáo viên :………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………

STT Nội dung chỉ số Đạt Chưa đạt
 
1
 
2
3
 
4
5
6
 
7
 
 
8
 
 
9
 
 
10
Phát triển thể chất

  • Đi / chạy thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh.
  • Ném trúng đích đứng (xa 2 m x cao 1,5 m).
  • Chạy liên tục theo hướng thẳng 18 m trong 10 giây.
  • Cắt được theo đường viền của hình vẽ.
  • Tự cài, cởi cúc, xâu dây giày, cài quai dép.
  • Biết ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín, uống nước đun sôi để khoẻ mạnh…
  • Thực hiện được một số việc đơn giản : rửa tay, lau mặt, đánh răng ; thay quần, áo khi bị ướt, bẩn ; đi vệ sinh đúng nơi quy định.
  • Có một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống : mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn ; không đùa nghịch, không làm đổ vãi thức ăn…
  • Biết gọi người lớn khi gặp trường hợp khẩn cấp : cháy, có bạn / người rơi xuống nước, ngã chảy máu…
  • Biết phòng tránh những vật / hành động nguy hiểm, không an toàn : leo trèo cây, ban công, tường rào ; bàn là đang dùng ; bếp đang nấu ; vật sắc nhọn ; bể chứa nước ; ao, hồ, mương, cống ; người lạ…
  • …………….
 
………..
 
………..
………..
 
………..
………..
………..
 
………..
 
 
………..
 
 
 
………..
 
 
………..
 
………..
 
………..
………..
 
………..
………..
………..
 
………..
 
 
………..
 
 
 
………..
 
 
………..
 
11
 
 
12
 
13
 
14
 
15
 
16
 
17
Phát triển nhận thức

  • Tìm hiểu, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh như câu hỏi : “Tại sao có mưa ? Tại sao có sấm ?”…
  • Phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu khác nhau.
  • Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10, đếm theo khả năng. Nhận biết các số từ 5 – 10.
  • Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với vật làm chuẩn.
  • Biết sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định theo yêu cầu.
  • Gọi đúng tên các thứ trong tuần, các mùa trong năm.
  • Nói họ tên và đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hỏi, trò chuyện
  • ……………..
 
………..
 
 
………..
 
………..
 
………..
 
………..
 
………..
 
………..
 
………..
 
 
………..
 
………..
 
………..
 
………..
 
………..
 
………..
 
18
 
19
 
20
 
 
21
 
22
 
Phát triển ngôn ngữ

  • Thực hiện được các yêu cầu trong hoạt động tập thể.
  • Biết kể chuyện theo tranh minh hoạ và kinh nghiệm của bản thân.
  • Biết kể chuyện có thay đổi một vài tình tiết : thay tên nhân vật, thay đổi kết thúc, thêm bớt sự kiện… trong nội dung truyện.
  • Biết cách “đọc sách” từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách.
  • Nhận ra kí hiệu thông thường : nhà vệ sinh, cấm lửa, nơi nguy hiểm, lối ra – vào, một số biển báo giao thông…
  • ……………..
 
………..
 
………..
 
………..
 
 
………..
 
………..
 
………..
 
………..
 
………..
 
 
………..
 
………..
 
23
 
24
 
 
25
 
26
 
27
 
 
 
Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội

  • Nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, mẹ, địa chỉ nhà hoặc điện thoại.
  • Có một số hành vi văn hoá trong sinh hoạt như : biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép, không ngắt lời người khác, chờ đến lượt…
  • Biết biểu lộ cảm xúc : vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ.
  • Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thoả thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn.
  • Thực hiện được một số quy định : muốn đi chơi phải xin phép ; vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị… ; giữ gìn vệ sinh cá nhân ; bảo vệ môi trường ; tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt ; không làm ồn nơi công cộng…
  • ………………..
 
………..
 
………..
 
 
………..
 
………..
 
………..
 
………..
 
………..
 
 
………..
 
………..
 
………..
 
28
 
 
29
 
30
 
31
 
32
 
Phát triển thẩm mĩ

  • Hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát, thể hiện được xúc cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát.
  • Vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc.
  • Sử dụng các kĩ năng vẽ, nặn, xé dán, xếp hình… để tạo thành sản phẩm có màu sắc, bố cục.
  • Phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm.
  • Nói được ý tưởng của sản phẩm và đặt tên cho sản phẩm tạo hình của bản thân.
  • ……………..
 
………..
 
 
………..
 
………..
 
………..
 
………..
 
………..
 
 
………..
 
………..
 
………..
 
………..
 

Kết luận : …………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
 
Một số lưu ý khi thực hiện đánh giá sự phát triển của trẻ
 
1. Đánh giá đúng khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và tôn trọng những gì trẻ có. Đánh giá sự phát triển của trẻ phải dựa trên cơ sở sự thay đổi của từng trẻ, không kỳ vọng giống nhau với tất cả trẻ.
2. Đánh giá sự phát triển của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, trên cơ sở đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục (KHGD), điều chỉnh KHGD và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp (Không đánh giá so sánh giữa các trẻ).
3. Tôn trọng sự khác biệt của mỗi đứa trẻ về hứng thú, cách thức và tốc độ học tập. Chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ.
4. Kết quả đánh giá sự phát triển của cá nhân trẻ, của nhóm, lớp không sử dụng để đánh giá thi đua, thành tích của giáo viên, của tập thể nhóm lớp, không xếp loại trẻ.
 


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *